Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba Xe tăng tại Việt Nam

Chiến tranh Biên giới Tây Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam huy động một lực lượng lớn thiết giáp tham gia cuộc chiến:[215]

  • Lữ đoàn thiết giáp 12 thuộc quân đoàn 2 tăng cường cho quân khu 7
  • Trung đoàn thiết giáp 26 quân khu 7
  • Lữ đoàn thiết giáp 22 quân đoàn 4
  • Lữ đoàn 126, 101 hải quân đánh bộ

Ngoài ra mỗi sư đoàn Việt Nam đều có lực lượng thiết giáp hỗ trợ, ước tính khoảng 600 thiết giáp. Một lượng lớn chiến lợi phẩm sau năm 1975 được QĐNDVN sử dụng rộng rãi.

Năm 1976, Lực lượng Khơmer Đỏ có khoảng 1088 xe tăng, xe thiết giáp, trang bị chủ yếu các xe tăng do Trung Quốc viện trơ như Type 62.[216] Tuy nhiên QĐNDVN còn có sự yểm trợ của không quân, pháo binh, hải quân với trang bị khổng lồ sau năm 1975 nên thiết giáp Khơmer Đỏ bị lép vế hoàn toàn và không có hoạt động nổi bật.

Chiều ngày 1 tháng 1, được pháo binh và không quân yểm trợ, Lữ đoàn công binh 219 thuộc Quân đoàn 2 bắc cầu phao vượt sông. Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe bọc thép 203 mở đường tiến vào đất Campuchia.

Tại hướng chủ yếu Tây Ninh, sau ba ngày tấn công, với sự yểm trợ của không quân, trực thăng, pháo binh, hải quân, thiết giáp... Quân đoàn 4 Việt Nam đánh bật được quân Khmer Đỏ khỏi các vị trí Năm Căn, Hòa Hội dọc theo tỉnh lộ 13, và các đơn vị của các Sư đoàn 703, 340, 221 của Khmer Đỏ phải rút về Campuchia thành lập một tuyến phòng thủ mới tại Svay Rieng, tập trung ở cầu Don So. Được 15 xe tăngxe bọc thép mở đường, cùng với pháo 105mm, 155mm bắn yểm trợ, Sư đoàn 7 của Quân đoàn 4 mở cuộc tấn công vào quân Khmer Đỏ ở Don So. Tuy nhiên sau hai ngày giao chiến với nhiều tổn thất, Sư đoàn 7 vẫn chưa chọc thủng được tuyến phòng phủ của Khmer Đỏ. Tới đêm ngày 1 tháng 1, tướng Hoàng Cầm hạ lệnh cho Sư đoàn 7 tung hết lực lượng dự bị vào trận. Quân Khmer Đỏ kháng cự dữ dội, nhưng sau khi bị thua ở Tây Ninh, quân Khmer Đỏ đã bị mất tinh thần, hơn nữa, do phải chấp nhận một trận đánh quy ước với một địch thủ có hỏa lực, quân số và kinh nghiệm chiến trường trội hơn quá nhiều, nên quân Khmer Đỏ bị tan rã. Tuyến phòng thủ Svay Rieng bị vỡ ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân Khmer Đỏ phải rút về Prey VengNeak Luong, chỉ để lại một số đơn vị đánh cầm chân Quân đoàn 4.

Ngay trong sáng ngày 6 tháng 1, lực lượng đột kích Phnom Penh, gồm Trung đoàn 28 của Sư đoàn 10 và các đơn vị phối thuộc, dẫn đầu bởi 6 xe lội nước và một số xe thiết giáp M-113 vượt sông, tổng cộng lực lượng lên đến 120 xe quân sự. Lực lượng đột kích vừa hành quân vừa giao chiến với các ổ phục kích của quân Khmer Đỏ, tới chiều tối đã tới bờ sông Tonglé Sap và tổ chức đánh vượt sông để tiến vào Phnom Penh.[217]

Nắm quyền chỉ huy trực tiếp trung đoàn xung kích 24, tướng Nguyễn Hữu An dẫn trung đoàn tiến từ Tuk Meas về Chhuk. Các quân xa của Việt Nam gồm xe tăng hạng nặng, xe tải và trọng pháo di chuyển khó khăn trên đường đất và ruộng lúa nên đã bị quân Khmer Đỏ phục kích phá hủy một số xe và pháo, sở chỉ huy của tướng An cũng bị tổn thất và tạm thời mất liên lạc với các lực lượng còn ở phía sau. Tới chiều ngày 7 tháng 1, lực lượng xung kích đã ra đến đường số 3, và trong quá trình tiến công đã đánh tan sư đoàn quân Khmer Đỏ phòng ngự Chhuk.

Trong hai ngày 4, 5 tháng 1 năm 1979, từ đảo Phú Quốc, hai phân đội Hải quân Việt Nam gồm một số tàu tuần tiễu loại lớn của Mỹ, hai tàu khu trục Petya của Nga, cùng nhiều tàu chiến nhỏ chuẩn bị chuyển Lữ đoàn Hải quân 101 và 126 đổ bộ. Hải quân cũng lập trận địa pháo 130mm ở mũi đảo Phú Quốc để yểm trợ cho lực lượng đổ bộ.

Tối ngày 7 tháng 1, Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 tiến hành đổ bộ ở chân núi Bokor, nằm ở khoảng giữa thị xã Kampot và cảng Sihanoukville. Lữ đoàn đổ bộ được toàn bộ 3 tiểu đoàn và số xe lội nước, xe bọc thép, nhưng do thủy triều lên cao, không có đủ chỗ triển khai đội hình, nên không đổ bộ được số xe tải, và đến tối, 3 tiểu đoàn nữa theo dự định cũng sẽ đổ bộ lại phải rút ra ngoài.

Theo kế hoạch, lực lượng Hải quân đánh bộ phải triển khai một lực lượng lớn, theo vùng ven biển đánh chiếm cùng lúc hai cây cầu quan trọng và giao điểm Veal Renh dẫn về bán đảo Kampong Som. Tuy nhiên, một chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ do nóng vội, đã tập hợp tiểu đoàn của mình, chở trên 12 xe tăngxe bọc thép tiến về Sihanoukville trước khi trời sáng. Đơn vị này bị một lực lượng lớn Khmer Đỏ vây đánh từ chiều, qua đêm đến suốt ngày hôm sau và cuối cùng bị tiêu diệt gần như hoàn toàn. Đến đêm ngày 7 tháng 1, Hải quân mới đổ bộ thêm được 3 tiểu đoàn của Lữ đoàn 126 và 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn 101 lên bãi biển, nhưng số xe tải phải đến ngày 8 tháng 1 mới lên bờ được.

Sư đoàn 304 vốn được dùng làm dự bị để tham gia đánh về Phnom Penh, nhưng do Quân đoàn 3 và 4 đã đánh được Phnom Penh từ ngày 7 tháng 1, nên tướng An dùng sư đoàn này để nhanh chóng giải cứu lực lượng lính thủy đánh bộ và đánh chiếm Sihanoukville. Dẫn đầu bởi một đơn vị xe M-113, Trung đoàn 66 của sư đoàn, kế tiếp là Trung đoàn 9 hành quân suốt đêm ngày 9.

Xe tăng T-54 của Việt Nam rút về nước năm 1988.

Ngày 9 tháng 1, Trung đoàn 66 sau khi gặp lực lượng Hải quân đánh bộ, chuẩn bị giao chiến: không lặp lại sai lầm của Hải quân, Trung đoàn 66 tổ chức chiếm cao điểm xung quanh thành phố trước khi phối hợp với hải quân đánh bộ đánh vào thành phố. Sau khi đánh tan được Sư đoàn 230 Campuchia, quân Việt Nam chiếm được Kampot. Trung đoàn 9 không đến kịp vì một cây cầu sụp đổ khi xe tăng dẫn đầu trung đoàn đi qua. Khi Trung đoàn 9 và Lữ đoàn xe tăng 203 đến thành phố thì Kampot đã rơi vào tay quân Việt Nam, nên lực lượng này được đưa đi đánh quân cảng Ream. Được sự trợ lực của pháo hải quân bắn từ bến cảng lên, cánh quân này chiếm được quân cảng Ream và hải cảng Kampong Som. Tuy nhiên, quân Khmer Đỏ phản công chiếm lại Kampong Som ngày 14 tháng 1, nhưng quân Việt Nam tái chiếm lại vào ngày hôm sau.

Trên chiến trường Campuchia, vì quân Việt Nam tiến quá nhanh chóng, nên quân Khmer Đỏ chỉ bị tan rã chứ chưa bị tiêu diệt hẳn. Nhiều đơn vị đã tập trung lại thành những đơn vị nhỏ, tiếp tục đánh du kích và quấy phá. Ngày 9, Trung đoàn 24 QĐNDVN đã chiếm được Kampong Thom, Trung đoàn 26 cũng đã kiểm soát được đường 6 nối Kampong Thom và Phnom Penh, Trung đoàn 66 được lệnh vượt lên trước hai đơn vị này đánh chiếm thành phố Siem Reap ở phía tây bắc biển hồ Tongle Sap. Dùng 36 xe tải chở quân, được xe tăng yểm trợ, trung đoàn nhanh chóng hành quân, tiến được 100 km chỉ trong vòng 2 giờ, đồng thời đánh tan các trạm kiểm soát của Khmer Đỏ dọc đường. Trên đường đi, một đoàn xe chở quân Khmer Đỏ cũng nhập vào đội hình trung đoàn do tưởng nhầm là tàn quân Khmer Đỏ tháo chạy. Do trời tối, không ai phát hiện ra sự nhầm lẫn này. Mãi đến khi hai bên nhận ra nhau thì một trận đánh khốc liệt mới nổ ra, quân Việt Nam tiêu diệt và chiếm toàn bộ đoàn xe gồm 23 xe tải chở quân Khmer Đỏ. Ngày 12 tháng 1, (sau khi trao lại thị xã cho lực lượng Quân khu 5) trung đoàn 24 một tiểu đoàn của Trung đoàn 66 cùng một đại đội xe M-113, pháo phòng không và trọng pháo theo theo đường 5 phía nam Sisophon đánh vào các lực lượng Khmer Đỏ đang tập trung về Battambang và chiếm thành phố ngay trong ngày hôm đó. Tháng 6 năm 1979, Quân đoàn 3 rời Campuchia để tham gia phòng thủ biên giới phía bắc Việt Nam.

Mùa khô năm 1984 - 1985, Việt Nam huy động khoảng 60 ngàn quân cho chiến dịch tấn công quyết định nhằm triệt hạ các căn cứ của Khmer Đỏ nằm gần Thái Lan, cùng với hàng chục ngàn dân công Campuchia xây đường và mở rộng các sân bay dã chiến tại khu vực biên giới. Cuối tháng 12 năm 1984, khoảng 1.000 quân Việt Nam đánh hạ căn cứ Nong Samet. Tháng 1 năm 1985, khoảng 4.000 quân Việt Nam, với hơn 30 xe tăng và xe bọc thép hỗ trợ, đánh vào căn cứ Ampil của lực lượng Mặt trận Nhân dân Giải phóng Quốc gia Campuchia (KPNLF) với 5.000 quân phòng ngự và triệt hạ hoàn toàn căn cứ này sau 36 giờ.[218]

Chiến tranh Biên giới phía Bắc

Vào thời điểm năm 1979, Quân đội Trung Quốc có khoảng 11 sư đoàn thiết giáp đóng tại khu vực biên giới Việt -Trung. Lực lượng này trang bị chủ yếu các xe T-54, Type 59, Type 62. Bắt đầu chiến tranh, QĐ Trung Quốc đã huy động lực lượng của hai đại quân khu Quảng TâyVân Nam, ước tính khoảng 550 xe tăng. Về phía đối diện, QĐNDVN huy động Trung đòn tăng thiết giáp 407 thuộc Quân khu 1, chủ yếu là những xe T-34-85 do lực lượng xe tăng chủ lực vẫn còn ở Campuchia chưa kịp về. Đối mặt với những xe tăng Trung Quốc, T-34-85 được cho là lạc hậu nhưng chúng đã phát huy hiệu quả sưc mạnh của mình và gây nhiều thiệt hại lớn cho thiết giáp Trung Quốc.[219] Đối mặt với những xe tăng hạng nhẹ Type 62 giáp mỏng, hệ thống ngắm bắn cũng tương đối thô sơ và cũng chỉ dùng pháo chính cỡ 85 mm nên T-34-85 tỏ ra không hề yếu thế. Các xe tăng T-34-85 của Việt Nam vẫn phát huy vai trò rất tốt trên chiến trường, trở thành phương tiện yểm trợ hỏa lực tin cậy cho bộ binh và chỉ phải chịu thiệt hại ở mức rất ít.

Mặc dù có lực lượng hùng hậu nhưng xe tăng Trung Quốc đã thất bại một cách nặng nề. Theo số liệu được phía Trung Quốc công bố sau này, ít nhât 31% số xe tăng tham chiến đã bị bắn hỏng ngay trên chiến trường. Con số đó tương đương với ít nhất 200 xe tăng và thiết giáp bị hạ. Đáng chú ý hơn là 81% số lượng tổn thất này đều được Trung Quốc ghi nhận trong 4 ngày chiến đấu đầu tiên của cuộc chiến.

Lý giải cho điều này, nhiều tướng lĩnh Trung Quốc thừa nhận rằng nguyên nhân đầu tiên đó là yếu tố địa hình. Địa hình của vùng núi phía Bắc Việt Nam chắc chắn không phù hợp cho lối đánh xe tăng. Khác với bộ binh, xe tăng cần có đường xá để đạt tốc độ di chuyển nhanh nhất - tuy nhiên đường xá ở miền Bắc Việt Nam thường có núi cao bao quanh, quân đội Việt Nam thường tổ chức đánh du kích, tấn công xe tăng Trung Quốc từ hai bên sườn núi cạnh các tuyến đường giao thông. Kiểu tấn công này cực kỳ nguy hiểm vì phần giáp ở nóc xe tăng là yếu nhất - dẫn đến việc các xe tăng của Trung Quốc thường bị hạ ngay từ loạt đạn đầu tiên. Cũng do đường quá xấu và quá hẹp, các xe phía sau sẽ không thể vượt qua xe đi đầu đã bị bắn hạ, dẫn đến tình trạng rối loạn đội hình.[220]

Quân đội Trung Quốc hành quân tại Cao Bằng. Đi đầu là xe bọc thép Kiểu 63 (K63).

Bên cạnh đó, sự thất bại của lực lượng thiết giáp Trung Quốc còn từ kinh nghiệm chiến đấu dày dặn của QĐNDVN và sự chủ quan của Quân đội Trung Quốc. Các tướng lĩnh Trung Quốc không có phương án tác chiến cụ thể khi các đoàn xe tăng bị chặn đánh, từ đó các xe tăng không thể phát huy lối đánh sở trường của mình. Địa hình rừng núi và sông suối chia cắt mạnh khiến lực lượng tăng thiết giáp của Trung Quốc rất khó tham chiến, tuy nhiên các tướng lĩnh vẫn ra lệnh tiến công, khiến cho dàn thiết giáp không những không đóng góp được gì mà còn bị thiệt hại nặng. Lực lượng xe tăng không có bộ binh hỗ trợ cũng là một vấn đề lớn. Mặc dù có số lượng xe tăng lớn nhưng Quân đội Trung Quốc không có bất cứ một xe chiến đấu bộ binh nào tham chiến ở biên giới phía Bắc Việt Nam và có rất ít xe thiết giáp chở quân. Vì vậy, khi tiến công, bộ binh phải ngồi trên xe tăng, không những không hỗ trợ hiệu quả mà còn làm giảm tính cơ động của xe tăng.[220]

Không phát huy được lực lượng thiết giáp cũng là yếu tố gây nên những thiệt hại lớn trên chiến trường. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc.[221] Trưa cùng ngày, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xe tăng tại Việt Nam http://tank-biathlon.com/tankovyiy-biatlon-2018/ http://webdoc.sub.gwdg.de/ebook/p/2005/CMH_2/www.a... http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=... http://grunt-redux.atspace.eu/arvn_armour1.htm http://usacac.army.mil/cac2/cgsc/carl/download/csi... http://stinet.dtic.mil/oai/oai?&verb=getRecord&met... http://www.militaryphotos.net/forums/archive/index... http://ia600601.us.archive.org/26/items/DTIC_ADA09... http://ia800100.us.archive.org/11/items/DTIC_ADA09... http://mcvthf.org/Maps/Tanks_in_Hue.htm